Đạo nào cũng là Đạo

ĐẠO NÀO CŨNG LÀ ĐẠO
( người Ki- Tô hữu nào nói câu đó hãy bỏ đạo đi)


Có người cho rằng “đạo nào cũng là đạo”. Câu nói này thoạt nghe qua có vẻ hợp lý và là một ý tưởng hấp dẫn. Nếu hiểu theo một cách đơn giản, trong phạm trù luân lý đạo đức là đạo nào cũng dạy con người làm lành tránh dữ, thì câu này rất hợp lý. Tuy nhiên, chúng ta cần phải suy xét và nhận định lại quan niệm đó qua lăng kính tôn giáo.
Trước hết có thể nói ngay rằng câu “đạo nào cũng là đạo” hay “đạo nào cũng tốt” chỉ là một câu nói xã giao thông thường hoặc để làm vừa lòng khách, vui lòng bạn hay có thể do sự thiếu thông tin về sự khác biệt giữa các tôn giáo. Trong phạm vi bài này người viết thu gọn về sự khác biệt căn bản giữa hai tôn giáo lớn có đông đảo tín đồ tại Việt Nam là Kitô Giáo [01] và Phật Giáo để giúp cho những người đang đứng ở giữa ngã ba đường tìm Đạo với ấn tượng đạo nào cũng tốt để nhận thấy con đường nào phải lựa chọn. Việc chọn lựa là quyền của mỗi người. Dĩ nhiên mỗi người phải chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình. Người viết chỉ xin chúng ta suy nghĩ đến sự thật.
Trước khi đi vào chi tiết, chúng ta cần ghi nhận rằng, Phật Giáo là một tôn giáo hoàn toàn khác biệt với các tôn giáo khác trên thế giới về mặt tư tưởng triết học. Phật Giáo không chấp nhận giả thuyết có một vị Trời hay một vị Thượng Đế sáng tạo, không có giáo điều, không có một linh hồn bất tử vĩnh hằng, và không có một đấng quyền năng sáng tạo nào ngự trị trong cái gọi là định mệnh hay số mệnh của mỗi con người. Vì thế, điểm then chốt trong việc phân biệt giữa Phật giáo với các truyền thống tín ngưỡng lớn trên thế giới là vấn đề có hay không một Đấng Sáng Tạo? Đối với Phật giáo, ý niệm về một “nguyên nhân đầu tiên” không hề được đặt ra để lý giải do bởi ý niệm về tánh không và duyên khởi.
Điểm khác biệt căn bản đầu tiên giữa hai đạo là Niềm Tin Tôn Giáo:
Đối với Kitô Giáo, Đức Tin là cốt lõi của đạo. Nếu không tin thì không thể trở thành một Kitô hữu được. Không tin thì không thể thực hành những gì mà đạo Kitô đòi hỏi được. Đức Tin được ghi trong bản Kinh Tin Kính của các Tông Đồ (Apostle’s Creed) thường gọi tắt là Kinh Tin Kính. “Tôi tin kính Thiên Chúa, là Cha toàn năng, là Đấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình”. [02]
Đối với Phật Giáo, người sáng lập tôn giáo này – Phật Thích Ca – khuyên những người muốn theo ông ta chớ có tin một điều gì chỉ vì điều đó đã được một bậc đạo sư của mình nói ra, được phát xuất từ nơi có uy quyền, được kinh điển truyền tụng hay theo truyền thống từ xưa để lại; mà phải dùng lý trí và sự thông minh của mình để cứu xét và chỉ chấp nhận điều gì khi đã trải nghiệm được hạnh phúc an lạc. Ông ta nói rằng “Ta không dạy ai đến để tin, nhưng đến để thấy và thực hành”. Điều này đã khuyến khích những người muốn đi theo Phật hãy nghiên cứu kỹ càng những lời dạy của phật và để cho họ tự do quyết định là có nên chấp nhận những điều chỉ dạy đó không. Phật không bảo ai đến và chấp nhận tôn giáo này nếu họ chưa hiểu những lời dạy .[Kinh Kalama] [03].
Đối với Phật Giáo, đạo Phật cho rằng cuộc đời này là giả tạm và chúng sinh cứ phải sống trong đau khổ vì lòng tham dục vô bờ bến, khiến con người tự mình trói buộc với những xung đột và khổ đau do không bao giờ thoả mãn, nên phải luân hồi triền miên trong vòng sinh tử. Do đó nếu muốn, con người có thể tự mình giải thoát khỏi khổ đau, sinh tử luân hồi bằng các nỗ lực tu tập bản thân: làm lành, tránh ác và tự thanh tịnh hoá tâm ý. Bốn chân lý nền tảng của Phật giáo (Tứ Diệu Đế) cho rằng mọi khổ đau của chúng sinh đều có một hay nhiều nguyên nhân gây nên, chúng có thể bị giải trừ và có con đường để giải trừ khổ đau đó. Con đường đó chính là con đường giải thoát, là Bát Chánh Đạo trong giáo lý căn bản của nhà Phật. Giáo lý này được qui thành ba môn học: Giới, Định và Tuệ. Thực hành Giới và Định là đưa tới trí Tuệ, là giải thoát khỏi sự mê muội, lòng ích kỷ và khổ đau, là đạt tới cảnh giới Niết Bàn.
Phật dạy, “Không ai có thể cứu vớt chúng ta bằng chính bản thân chúng ta”
Với Kitô Giáo, vì là một tôn giáo tin vào sự cứu rỗi của Chúa Gie-su, con người theo Chúa cần đặt tất cả vào một niềm tin duy nhất vào Thiên Chúa vì “Thiên Chúa quá thương yêu thế gian đến nỗi ban con duy nhất của Ngài, để những ai tin vào Người sẽ không bị luận phạt, nhưng được sống đời đời
Kitô giáo tin có một Thiên Chúa duy nhất, và là Đấng Tạo Hóa toàn năng, đã dựng nên và điều khiển toàn thể vũ trụ hữu hình và vô hình. Cuốn Genesis (Sách Sáng Thế), một trong những kinh Thánh Cựu Ước viết rằng Thiên Chúa tạo ra vũ trụ và muôn vật và loài người trong 7 ngày. ( bằng chứng Kinh Thánh )
Đối với Phật Giáo, tất cả mọi sự mọi vật đều do nhân duyên hòa hợp mà hiển hiện, biến đổi vô thường. Thế giới này, về bản chất, chỉ là một dòng biến ảo vô thường, không do một Đấng toàn năng nào sáng tạo
Đối với phật Giáo Thích cả chỉ là con người bình thường.. như chúng ta.. còn Chúa Giê-su chính là con Thiên Chúa ..
a. Ngài là Thiên Chúa làm người:
"Ngôi Lời đã nhập thể và ở giữa loài người" (Gl 1,14); "Thiên Chúa đã sai con mình đến trần gian, mặc lấy thân xác giống như thân xác tội lỗi chúng ta" (1Cr 8,3); "Ðồng bản tính với Thiên Chúa, song đã hạ mình nhận lấy thân phận tôi tớ và nên giống như phàm nhân" (Pl 2,7). "Ðiều chắc chắn là Chúa Giêsu từ trời đã đến trong trần gian (1Tm 1,15), và Ngài là người thật" (1Tm 2,5). "Chúng tôi tin chắc Ngài là Thiên Chúa thật" (1Ga 5,20)...
b. Phật giáo không phải là tôn giáo:
Ðề cập đến vấn đề "Phật giáo có phải là tôn giáo không?," các học giả Âu châu cũng như Á châu, kể cả các vị Thượng Tọa, đã có nhiều ý kiến khác nhau: Ông Koryu Otani cho Phật giáo là một thuyết khoa học chứ không phải tôn giáo 42. Ông G. van der Leeuw lại cho "Phật giáo là một tôn giáo hư vô, một tôn giáo của tiêu cực" (une religion du néant, une religion du négatif) 43. Giáo sư Takakusu quả quyết "Phật giáo là vô thần, cái đó khỏi phải nghi ngơø" 44. Thượng Tọa Thích Nhất Hạnh lại chủ trương "Phật giáo nguyên thủy là những hình thức sinh hoạt văn hóa" 45. Gần đây, giáo sư Nguyễn Huy Bảo có ý kiến: "Phật giáo (hay Khổng giáo) chỉ là những vũ trụ quan hay nhân sinh quan, cả hai đều ở trong phạm vi triết lý" (St)
Những ý kiến khác táo bạo hơn, quả quyết Phật giáo không là tôn giáo, cũng chẳng là triết học hay khoa học. Trước tiên là ý kiến của giáo sư Tuệ Quang Nguyễn Ðăng Long trong cuốn Phật Giáo. Ông viết: "Thực ra Phật giáo không phải là một đạo, một tôn giáo. Tất cả những chùa chiền, tăng ni, những luật lệ về sự tưởng bên ngoài mà ta vẫn thấy ở khắp cõi Á Ðông ở khắp vùng Ðông Nam Á (gồm cả Nam Tôn, Bắc Tôn), cho đến các kho tàng kinh điển ở khắp thế giới, thảy đều chỉ là mấy giọt nước đục, so với biển cả mênh mông,
Nếu ai còn nói tôn giáo nào cũng là tôn giáo .. hãy bỏ đạo đi. Vì những gì bạn tuyên xưng trở thành vô ích .

Comments

Popular posts from this blog

SẤM TRẠNG TRÌNH NÓI ĐÚNG THỰC TRẠNG NGÀY HÔM NAY!

KINH THÁNH NÓI VỀ TRÁI ĐẤT

99 GIẤC MƠ VỀ NHỮNG ĐIỀU ĐÃ VÀ SẼ XẢY RA CHO NHÂN LOẠI.