Khảo cổ, chứng minh câu chuyện cựu ước là có thật.. Đời sống tại Canaan

KHẢO CỔ, CHỨNG MINH CÂU CHUYỆN CỰU ƯỚC LÀ CÓ THẬT..
Trong Kinh Thánh.
ĐỜI SỐNG TẠI CANAAN
Kinh thánh nói rằng khi người Do Thái rời khỏi xứ Ai Cập, họ đến sinh sống tại Canaan “miền đất hứa”. Sau này vùng đất này được chia cắt và cai quản bởi 12 bộ tộc, và lập thành nước Do Thái.
Trong thung lũng sông Josdan, về phía đông của xứ sở này, và nơi vùng đồng bằng dọc bờ biển về phái tây, có rất nhiều loại hoa mầu và trái cây. So với những miền đất mà người Do Thái đã từng sinh sống trong 40 năm qua, thì Canaan là miền đất “đượm sữa và mật”.
Người Do Thái quen với việc chăn nuôi súc vật và sống bám vào đất đai, nhưng tại Canaan, họ mới biết có những thợ thủ công và thương gia tài giỏi. Ngoài các nông dân, còn có thợ xây đá, thợ gốm, thợ xây cất nhà cửa, thợ làm trang sức, thợ mộc, và các nhạc sĩ.
CÁC THẦN CỦA NGƯỜI CANAAN.
Người Canaan tôn thờ nhiều vị thần và nữ thần, bao gồm vị thần Baal. Tại Ugarit, mà bây giờ là Ras Sharma ở Syria, người ta còn tìm thấy một tượng thần Baal trong hình dáng một vị thần chiến tranh.
Dân Do Thái thì khác. Họ chỉ tôn thờ duy nhất một Thiên Chúa và không thờ bất kỳ ngãu tượng hay thần thánh nào khác. Sự
khác biệt về tín ngưỡng này dẫn tới nhiều xô xát giữa người Do Thái và những tín đồ thần Baal.
CÁC NHÀ KHẢO CỔ ĐÃ TÌM RA NƠI NÀY.
VÀO năm 1928, lưỡi cày của người nông dân Syria chạm vào hòn đá che một ngôi mộ chứa những đồ gốm cổ. Ông không thể tưởng tượng được tầm quan trọng của sự phát hiện này. Hay tin về sự khám phá tình cờ đó, năm sau một đoàn khảo cổ Pháp do Claude Schaeffer dẫn đầu đã lên đường đến địa điểm.
Không lâu sau, một bia khắc đã được khai quật, giúp cho đoàn ấy nhận định những tàn tích đang lộ ra dưới những cái bay của họ. Đó là Ugarit, “một trong những thành cổ quan trọng nhất ở vùng Cận Đông”. Ngay cả tác giả Barry Hoberman đã nói: “Không có phát hiện khảo cổ nào, thậm chí các Cuộn Biển Chết, đã ảnh hưởng sâu rộng đến sự hiểu biết của chúng ta về Kinh Thánh đến thế”.—The Atlantic Monthly.
Giữa những tàn tích, các nhà khảo cổ đã phát hiện những phế tích của một lâu đài đồ sộ, có gần một trăm phòng và những sân nhỏ, với diện tích khoảng 10.000 mét vuông. Lâu đài này có những buồng tắm, hệ thống dẫn nước, và hệ thống cống rãnh. Bàn ghế được dát vàng, đá da trời, và ngà voi. Người ta đã tìm thấy những tấm panô bằng ngà voi được chạm một cách cầu kỳ. Một vườn có tường bao quanh và hồ nước làm tăng thêm vẻ duyên dáng của lâu đài.
Thành ấy và đồng bằng xung quanh lốm đốm các đền thờ Ba-anh và Đa-gan (Dagan).* Các tháp của đền thờ, có lẽ cao 20 mét, có một hành lang nhỏ dẫn vào phòng bên trong chứa tượng một vị thần. Một cầu thang dẫn lên sân thượng, nơi vua chủ trì những nghi lễ khác nhau. Lúc ban đêm hay khi có bão, những ngọn lửa hiệu có lẽ được đốt lên trên chóp các đền thờ để hướng dẫn các tàu vào cảng an toàn. Những thủy thủ cho rằng họ được trở về an toàn là nhờ thần bão Baal-Hadad (Ba-anh), chắc chắn đã dâng 17 mỏ neo bằng đá làm đồ lễ cúng tạ ơn; các vật này được tìm thấy trong điện thờ.
Hàng ngàn bản gốm được phát hiện khắp các tàn tích của Ugarit. Những văn bản về kinh tế, pháp luật, ngoại giao, và hành chính được tìm thấy trong tám ngôn ngữ, viết bằng năm loại chữ viết. Đoàn của ông Schaeffer tìm được những bia khắc trong ngôn ngữ mà cho đến nay người ta vẫn không nhận ra, được đặt tên Ugarit, dùng 30 dấu hình nêm, đây là một trong những mẫu tự xưa nhất đã từng được phát hiện.
Ngoài việc đề cập đến vấn đề thông thường, những tài liệu Ugarit chứa những văn phẩm mở ra cánh cửa dẫn đến sự hiểu biết về các khái niệm và thực hành tôn giáo vào thời đó. Tôn giáo của Ugarit dường như có rất nhiều điểm tương đồng với tôn giáo của dân Ca-na-an láng giềng. Theo Roland de Vaux, các văn bản này “phản ảnh khá chính xác về
Hơn 200 thần và nữ thần được đề cập trong các văn bản Ras Shamra. Thần tối cao là El, được gọi là cha của các vị thần và loài người. Và thần bão Baal-Hadad là “thần cưỡi mây” và là “chúa tể của trái đất”. El được miêu tả là một cụ già thông thái, râu bạc, sống ẩn dật khỏi loài người. Ngược lại, Ba-anh là một thần mạnh mẽ và tham vọng tìm cách cai trị các thần và loài người.
Các văn bản được đào lên nêu rõ sự đồi bại của tôn giáo Ugarit. Cuốn tự điển Kinh Thánh The Illustrated Bible Dictionary bình luận: “Các văn bản cho thấy hậu quả đồi bại của sự thờ cúng những vị thần này; với sự nhấn mạnh đến chiến tranh, mại dâm trong đền thờ, tình yêu nhục dục; và cho thấy hậu quả của sự suy đồi trong xã hội”. Ông de Vaux nhận xét: “Khi đọc những bài thơ này, ta hiểu tại sao những tín đồ thật của đạo Yavê và các tiên tri lớn cảm thấy kinh tởm đối với sự thờ cúng này”. Luật Pháp Đức Chúa Trời ban cho dân Y-sơ-ra-ên xưa là một sự bảo vệ chống lại tôn giáo giả như thế.
Bói khoa, thuật chiêm tinh, và ma thuật được thực hành rộng rãi ở Ugarit. Người ta tìm dấu kỳ điềm lạ không những trên các thiên thể mà còn trên các bào thai biến dạng và nội tạng của những thú vật bị giết. Sử gia Jacqueline Gachet bình luận: “Có niềm tin rằng vị thần mà người ta dâng con sinh tế theo nghi lễ nhập vào con thú ấy, và linh hồn của thần và của con thú quyện vào nhau. Do đó, bằng cách đọc những dấu hiệu thấy được trên những bộ phận này, họ có thể xác định ý của các thần có khả năng đáp lại tốt hay xấu cho sự cầu vấn về những biến cố trong tương lai và về cách hành động trong một trường hợp cụ thể nào đó”. (Le pays d’Ougarit autour de 1200 av.J.C.) Ngược lại, dân Israel phải tránh xa những thực hành đó.—Đệ nhị luật 18:9-14.
Luật Pháp Môi-se rõ ràng cấm hành dâm với thú vật. (Lê-vi 18:23) Thành Ugarit xem thực hành này như thế nào? Trong các văn bản được phát hiện, Ba-anh giao cấu với bò cái tơ. Nhà khảo cổ Cyrus Gordon bình luận: “Nếu cho rằng Ba-anh biến hình thành con bò đực cho hành động này, nhưng khi diễn lại chuyện huyền thoại về Ba-anh, những thầy tế của thần ấy đã thật sự giao cấu với con vật”.
So sánh với văn bản Kinh Thánh
Những văn bản Ugarit lúc đầu được dịch chủ yếu nhờ tiếng Hê-bơ-rơ trong Kinh Thánh. Peter Craigie nhận xét: “Có nhiều từ dùng trong văn bản tiếng Hê-bơ-rơ mà ý nghĩa không được rõ ràng và đôi khi không biết được; các dịch giả trước thế kỷ 20 suy đoán ý nghĩa hợp lý của các từ bằng nhiều cách. Nhưng khi những từ đó xuất hiện trong văn bản Ugarit, thì mới có sự tiến bộ trong sự hiểu biết”.
(ST)
Tìm hiểu lại để thấy nhưng nơi, Thờ tà thần trong kinh thánh giờ chỉ còn lại nhưng tàn tích vùi lấp dưới lòng đất


Comments

Popular posts from this blog

SẤM TRẠNG TRÌNH NÓI ĐÚNG THỰC TRẠNG NGÀY HÔM NAY!

KINH THÁNH NÓI VỀ TRÁI ĐẤT

99 GIẤC MƠ VỀ NHỮNG ĐIỀU ĐÃ VÀ SẼ XẢY RA CHO NHÂN LOẠI.