Tản mạn một chút về nhang khói

TẢN MẠN MỘT CHÚT VỀ NHANG KHÓI.
Kể mọi người nghe một giấc mơ nhé?
Tối hôm đó là đêm 9/3/2014 Mình mơ 2 giấc mơ.

Giấc mơ thứ 1
Mình đang ở trong nhà thì mình nghe tiếng la, và chạy ra ngoài coi. Ôi lạy Chúa, trên không trung muôn ngàn quả cầu lửa màu xanh và đỏ cùng nhảy múa trên cao và như cơn mưa sao băng vậy đó. Dưới đất thì la hét vang lên. và mình thấy những người bình thường bỗng dưng trở thành quỷ, rất hung dữ, chúng tấn công và giết người ta, rất nhiều con quỷ nhào vô tấn công mình, mình đánh trả nhưng chúng kéo tới càng lúc càng đông, mình sắp bị thua mình liền kêu lên : Giêsu Maria Giuse xin cứu các linh hồn, thì chúng biến mất.. Rồi mình nghe tiếng Mẹ nói với mình.. Các linh hồn không có thiên Chúa và Mẹ sẽ bị ma quỷ chiếm đoạt.....

Giấc mơ thứ 2
Mình ngủ tiếp và mơ giấc mơ thứ 2.. mình thấy mình về nhà, căn nhà ở Viêt Nam chứ không phải ở đây, mình thấy trong phòng khách nhà mình một bình cắm nhang thật lớn, trong đó cắm đầy những cây nhang đang cháy, mình mới la lên là không được cắm nhang, vì nhang chỉ dành cho người bên phật họ cúng kiến ma quỷ thôi, thì người nha mới nói rằng, luật bắt buộc phải làm.. Và mình nhìn lên bàn thờ thì tượng Mẹ Chúa bị nằm ngả nghiêng một góc trên bàn thờ …. Mình lại nghe tiếng Mẹ nói, Ma quỷ đã len lỏi vào bộ phận chính phủ để chúng bắt con cái Mẹ phải thi hành những điều chống lại Thiên Chúa..
Từ lúc đó mình bắt đầu quan tâm và để ý về vấn đề này. Trước kia mình cũng không thấy người công giáo mình có tục lệ đốt nhang bao giờ. Dù nhà có người chết thì đốt nến mà thôi. Chỉ có đốt trầm trong nghi thức công giáo, khi làm giờ chầu thánh thể, trong thánh lễ. Mình còn nhớ bài hát hay hát khi còn trong ca đoàn "

" Lời con như trầm hương,
Bay lên tới thiên đường,
Bay lên tới thiên đường,
Cho lung linh ánh nhiệm mầu,"

TẠI SAO NGƯỜI CÔNG GIÁO DÙNG TRẦM HƯƠNG HAY CÒN GỌI LÀ NHŨ HƯƠNG?
Nói đến trầm hương hay nhũ hương, làm mình liên tưởng đến. Ba nhà đạo sĩ hay còn gọi là ba vua từ phương đông đã đem những món quà, là vàng, mộc dươc và nhũ hương (trầm hương) để dâng cho hài nhi thơ bé Giêsu, đang đặt nằm trong máng cỏ, và cũng là vua của các vua, Chúa của các Chúa.
Trầm Hương có nguồn gốc từ trung đông và được người Ai Cập Cổ Đại sử dụng xông hương trong các đền đài, cung điện để trừ tà ma, chướng khí. Trầm hương từ lâu đã được xem là một loại tinh dầu thần thánh, tinh dầu của vua chúa và được tôn kính ở vùng Trung Đông. Tinh dầu này được dùng trong nghi lễ để tạo sự kết nối lớn hơn với đấng tối cao.
NHANG
Cứ nói đến nhang là mình nghĩ ngay đến chúa, đến miếu, đến những bàn thờ thiên địa, cúng ta mà cô hồn, với một ít nhang một ly nước và một ít gạo để bên. vậy nguồn gốc nhang bắt nguồn từ đâu chúng ta cùng tìm hiểu nhé?
NGUỒN GỐC CỦA NHANG.
Theo lịch sử ghi lại, việc đốt nhang bắt nguồn từ khoảng năm 3700 BC[3] (cách đây khoảng 5700 năm), từ nước Ấn Độ [4]. Đến năm 618 AD vào đời nhà Tần mới có một vị Tăng[5] đem hương trầm qua Trung Quốc, từ đó hình thức đốt nhang được phát triển mạnh mẽ và hưng thịnh nhất vào đời nhà Minh, sau đó được phổ biến đến khắp các nước láng giềng. Có thể nói hình thức đốt hương phổ biến nhất ở Nhật Bổn, tại đây họ lại chế thêm nhiều cách đốt hương; sản phẩm quen thuộc nhất là nén trầm hình tròn đầu nhọn vào thế kỷ 17 [6], ngày nay vẫn còn dùng. Nhiều tài liệu cho thấy việc đốt nhang đã có từ thời sơ khai. Trong các đền thờ của vua chúa Ai Cập (Ancient Egypt) có rất nhiều những hình vẻ hoặc hình chạm trên tường mô tả nghi thức này.
Ngày nay việc đốt nhang đã trở thành một tập quán trong các ngày lễ hội như Rằm tháng bảy, lễ Vu Lan, Vía Quán Thế Âm, ngày Tết hái lộc đầu năm, Phật đản, và những ngày quan trọng trong gia đình như cúng giỗ, đám tang, đám cưới, ăn tân gia… dùng để cúng những vị như Phật Bà Quán Âm, Ông Bà, Tam Tiên Ông: Phúc Lộc Thọ, Thổ Địa, Táo Quân, Thần tài.
Thông thường, người ta thắp nhang là để khẩn thiết cúi đầu mong tấm lòng thành kính của mình sẽ quyện theo làn khói thơm hướng về cõi thiêng liêng hoặc xông lên tận nơi đầng tối cao
Do
vậy trong kinh Phật mới có bài kệ:
Nguyện đem lòng thành kính, Gởi theo đám mây hương.
Phảng phất khắp mười phương. Cúng dường ngôi Tam Bảo […]
6. Khi thắp nhang nên thắp mấy nén?
Người Việt Nam đã quen chọn số lẻ (1, 3, 5, 7, 9) lúc thắp nhang, nhưng cũng có trường hợp người ta đốt cả nắm nhang chứ không chú trọng vào ý nghĩa con số. Còn theo lý giải của nhà Phật cho rằng, số lẻ mang nhiều ý nghĩa linh thiêng hơn.
Con số 3 thì có nhiều quan niệm khác nhau: đó có thể là
Tam bảo (Phật – Pháp – Tăng),
Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới),
Tam thời (Quá khứ – Hiện tại – Vị lai),
Tam vô lậu học (Giới – Định – Tuệ)
Nén hương, cũng có thêm một ý nghĩa đặc biệt khác nữa, đó là thắp nhang để nhớ đến sự vô thường. Vô thường là từ Hán-Việt, tức là không vĩnh viễn - tất cả đều giả tạm, cho nên lúc nén hương tắt cháy thì cũng tượng trưng cho đời người tắt chắy, ngắn ngủi vô thường như thời gian của nén hương.. tàn tro của hương nhắc nhở chúng ta chớ để thời gian trôi qua, uổng phí tháng ngày.
**********************************
Vì thế nếu hình ảnh Một Chúa Giesu mặc áo cà sa, ngồi thiền bên một bình nhang nghi ngút khói, thật đau đớn lắm phải không??



Comments

Popular posts from this blog

SẤM TRẠNG TRÌNH NÓI ĐÚNG THỰC TRẠNG NGÀY HÔM NAY!

KINH THÁNH NÓI VỀ TRÁI ĐẤT

99 GIẤC MƠ VỀ NHỮNG ĐIỀU ĐÃ VÀ SẼ XẢY RA CHO NHÂN LOẠI.